Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

TINH DẦU TRẦU KHÔNG 100ml, 500ml,1000ml,...

1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Trầu Không

Tên Tiếng Anh: Piper Betel Leaf  Essential Oil
Tên Khoa Học: Piper betel

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Lá

3. Phương Pháp Chiết xuất: Hơi Nước

4. Xuất Xứ: Ấn Độ/Việt Nam/Inđonesia

5. Quy Cách Đóng Gói

 Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít,

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng       

Tỷ trọng ở 20 độ C: 1.0440 - 1.0540
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C:  1.500 - 1.5240
Thành phần chính: Phenols > 70% (Chavibetol, Chavicol, Eugenol...)
Trong tinh dầu Trầu Không còn chứa chavibetol, chavicol (một dạng phenol) có đặc tính khử trùng rất tốt, chính vì vậy Trầu Không rất hữu ích với sức khỏe con người.
Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá Trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8 chất béo, 2,3% muối khoáng, 2.3 chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, carotene, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 300 lít/tháng

9. Thông Tin Chung     

Trầu Không hay Trầu là một loài cây gia vị, cây thuốc vì lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây dây leo, sống lâu năm với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng. Trầu Không có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia với quy mô thương mại dùng để chiết xuất tinh dầu phục vụ xuất khẩu. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, Trầu Không có hai loại chính là trầu mỡ và trầu quế. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Cây Trầu đã được tổ tiên Người Việt trồng từ hàng ngàn năm trước và đã sáng tạo lên một "món ăn" truyền thống mang ý nghĩa nhân văn và văn hóa sâu sắc của người Việt " Tục Ăn Trầu". Tục "ăn Trầu" đã thấm đượm trong tâm hồn Người Việt, là vẻ đẹp thuần khiết, là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu, Cau là lễ vật không thể nào thiếu được trong những dịp lễ tiết thiêng liêng của người Việt như cưới hỏi, lễ tết, hội hè. Trầu, Cau cũng là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình... 

10. Tính Năng Công Dụng

Các lá trầu không được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái Lan và Trung Quốc Trầu không được dùng để làm dịu bệnh đau răng, chữa các bệnh về răng miệng. Tại Indonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như làm thuốc kháng sinh. Trầu Không được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.
Với những tác dụng như vậy, từ hàng ngàn năm qua, các dân tộc ở Đông Nam Á nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đã coi Trầu là "món ăn" không thể thiếu được.
Thành phần quan trọng nhất là tinh dầu: Chứa 0,8-1,8% có khi tới 2,4% các thành phần chính của tinh dầu Trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol…
Tinh dầu Trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.

11. Công Thức Pha Chế  (Gợi ý)   

Ngăn ngừa sâu răng, chứng hôi miệng:

Khi bị đau răng, sưng nướu hãy nhỏ vài giọt tinh dầu Trầu Không vào cốc nước ấm để xúc miệng giúp giảm đau, diệt trừ vi khuẩn, phòng chống sâu răng. Cũng có thể kết hợp với tinh dầu Bạc Hà cho răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát.

Pha chế nước sát khuẩn:

Tinh dầu Trầu Không có tác dụng sát khuẩn rất tốt, làm sạch da, diệt nấm đặc biệt là các vùng da kín, vùng da dễ bị tổn thương do nấm. Hiện nay nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã sử dụng tinh dầu Trầu Không để pha chế dung dịch vệ sinh cho phụ nữ, trẻ em. Cho vài giọt tinh dầu Trầm Không vào nước ấm để rửa và vệ sinh hàng ngày.

Pha chế cao xoa bóp, giảm đau:

Cho vài giọt tinh dầu Trầu Không + tinh dầu Long Não kết hợp với dầu thực vật theo tỷ lệ 1/30 (1ml tinh dầu + 30ml dầu thực vật) để tạo thành hỗn hợp dầu xoa bóp, giảm đau hiệu quả. Khi sử dụng cho một lượng vừa đủ thoa đều lên vùng cơ khới, bắp chân, tay, vùng vai, gáy, lưng rồi xoa bóp giúp giảm đau, lưu thông khí huyết, giảm sưng tấy cơ khớp hiệu quả..
 Bản Quyền: Bài  tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam, mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Dalosa Vietnam.
Tài liệu tham khảo
- Ứng Dụng & Cách Dùng Đúng Về Tinh Dầu  Quỳnh Liên/ NXB Hồng Đức/Năm 2013
- Website Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh
- Những Cây Thuốc & Vị Thuốc Việt Nam GS.TS Đỗ Tất Lợi/NXB Y Học/ NXB Thời Đại
- Dược Điển Việt Nam III/IV
- Dược Thảo Toàn Thư/Andrew Chevallier Fnimh
- Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam/Võ Văn Chi/ NXB Y Học/1997
Bản Quyền: Bài  tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam, mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Dalosa Vietnam.

Dalosa Vietnam nhập khẩu và phân phối Tinh Dầu Thiên Nhiên tại thị trường Việt Nam
Công ty cung cấp tinh dầu thiên nhiên giá sỉ, bán buôn với nhiều chính sách ưu đãi khác cho Đại lý.
Vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam
Văn Phòng Giao Dịch: 234/1 Vườn Lài,  Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh 
Mã số thuế: 0313944542
Tư vấn: 0902 82 2729
Đặt Hàng: 01694 940 104
Hệ Thống Website Dalosa Vietnam  
www.tinhdauthaoduoc.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DẦU HẠT NHO 500ml,1000ml,...

1. Tên Tiếng Việt: Dầu Hạt Nho Tên Tiếng Anh: Grapeseed Oil Tên Khoa Học: Vitis vinifera Nho - Vitis vinifera L., thuộc họ Nho - V...