1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Sả Chanh
Tên Tiếng Anh: Lemon Grass Essential Oil
Tên Khoa Học: Cymbopogon flexuosus
(C. citratus Stapf. và C. flexuosus Stapf.)
Họ lúa: Poaceae.
Tên vị thuốc: Sả.
Tên khác: Hương mao, Chạ phiéc (Tày), Phác châu (Thái), Mờ blang (Ko ho).
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Thân, Lá
3. Phương Pháp Chiết xuất Hơi nước
4. Xuất Xứ: Ấn Độ/Việt Nam
5. Quy Cách Đóng Gói
Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng
Hình thức: Chất lỏng
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi vị: Mùi chanh tươi, đặc trưng của dầu sả
Tỷ trọng ở 25ºC: 0.880 - 0.910
Chỉ số khúc xạ ở 25ºC: 1.470 - 1.490
Góc quay cực ở 25ºC: -5º to + 1º
Thành phần hóa học chính chứa trong tinh dầu Sả Chanh là : Neral : 27-37%; Geranial : 33-49%; total citral : 60-86%; Geraniol : 1.5-10%; Geranyl acetate : 0-6%
Thành phần của Sả chủ yếu là tinh dầu. Mỗi loài khác nhau thì hàm lượng và thành phần tinh dầu cũng khác nhau:
- C. narduschứa 1 - 2% tinh dầu, màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, thành phần chủ yếu là: Citral (65 - 85%), geraniol (40%)…
- C. flexuosus: Lá chứa 0,4% tinh dầu, axit geranic, citral, p. cymen, myrcen, methylheptenol, salicylat geranyl…
- C. martiniiStapf. var sofia cho tinh dầu mùi hoa hồng, thành phần chính là geraniol (70 - 90%), ở Việt Nam, Sả này di thực từ ấn Độ cho tinh dầu vào thời kì ra hoa với hàm lượng 1,22-1,24%.
- C. penduluslà nguồn nguyên liệu lấy citral, hàm lượng citral là 83% trong tinh dầu.
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 5000kg/tháng
9. Thông Tin Chung.
Sả chanh là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi, cao từ 0,8 -1,5 m. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp dài giống như lá lúa, dài tới 1 m hay hơn, có bẹ, mép hơi nháp. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi chanh.Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Cây Sả Chanh được trồng bằng cách tách tép sả từ những cây mẹ có độ tuổi từ 1-2 năm. Thời gian trồng Sả cho thu hoạch khoảng 06 tháng. Hàm lượng tinh dầu trong lá Sả khoảng 0.25 - 0.30%. Cây Sả Chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được dùng làm cây gia vị quý, phổ biến. Hiện nay Sả còn được dùng làm dược phẩm và mỹ phẩm. Ở Việt Nam Sả Chanh được trồng khắp cả nước, một số vùng đồi núi đã được quy hoạch trồng cây sả để làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu
Các loài Sả chanh thuộc chi Cymbopogon thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây thường có mặt ở khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Riêng giống sả C. tortilis và C. flexuosus được trồng ở ấn Độ, Guatemala, Honduras, Haiti và một số nước khác. Sả chanh được trồng hầu hết ở khắp các tỉnh phía Bắc nước ta, tập trung ở một số nông trường như Việt Trung (Quảng Bình), Thạch Ngọc (Nghệ Tĩnh cũ), Cửu Long (Hà Sơn Bình cũ), Bắc Sơn (Bắc Thái cũ), v.v... Sau năm 1975, cây Sả còn được nghiên cứu và trồng trọt ở các tỉnh phía Nam như miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, v.v...
Sả là cây chịu hạn nhưng chịu ngập úng kém. Nhiệt độ thích hợp đối với cây Sả là 24 - 28oC. Cây Sả phát triển kém khi nhiệt độ dưới 10oC. Trên 35oC Sả cũng sinh trưởng kém. Lượng mưa thích hợp là 1500 - 2000 mm/năm.
10. Tính Năng (Công Dụng)
Mùi hương Sả Chanh giúp hưng phấn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, lo âu.
- Chống trầm cảm
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống đầy hơi, khử mùi
- Lợi tiểu
- Giải nhiệt, diệt nấm mốc.
- Tốt cho da nhờn
- Diệt côn trùng
- Giúp làm ấm cơ thể
- Giảm sự đau cơ bắp
Sử dụng chủ yếu trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa.
Tinh dầu bôi lên da để đuổi muỗi, làm xà phòng thơm, dầu gội.
Làm dược phẩm có thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa sốt, dễ tiêu hóa.
Dùng xông để sát khuẩn, khử mùi hôi tanh
Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu.
Sả là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muỗi, rắn rết. Lá sả đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.
Sách xưa gọi sả là xương mao và ghi: xương mao vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn (chỉ ẩu), tiêu đờm, sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu.
Là nguyên liệu ban đầu để chiết xuất nhiều chất quan trọng (geraniol, citronelal).
Theo y học cổ truyền
- Sả có vị cay the, mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu, hạ khí tiêu đờm. Dùng làm thuốc chữa cảm mạo, kích thích tiêu hóa, thông tiểu tiện. Có thể uống hoặc xông.
- Sả còn sử dụng chứa một số bệnh về da đầu.
- Tinh dầu Sả còn dùng phòng tránh cúm, chống bệnh truyền nhiễm. Dùng theo đường uống để chữa đầy bụng, đau bụng, thông trung tiện, chống nôn và trị tiêu chảy. Ở một số nước châu Âu, tinh dầu Sả còn dùng để xoa bóp, giảm đau, đau mình, chữa tê thấp.
- Ở một số nước khác, nước hãm lá Sả dùng để thông trung tiện, lợi tiểu, chống co thắt, ổn định huyết áp, điều trị rối loạn tiêu hoá, hạ sốt và điều trị thiếu máu…
- Gia vị.
Theo y học hiện đại
Tinh dầu Sả có một số tác dụng:
- Kháng khuẩn in vitro trên một số chủng gr (+) như: Bacillus subtilis, B. mycoides,Shigella dysenteria…
- Tinh dầu Sả có tác dụng kìm hãm nấm và diệt nấm trên một số chủng: Candida spp., Aspergillus fumigatus… tác dụng mạnh nhất trên C. albicans.
- Tác dụng làm co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây ra bởi histamin, làm tỷ lệ vỡ của dưỡng bào màng treo ruột chuột lang giảm khi kích thích bằng nọc rắn hổ mang.
- Trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng điều trị ho gà.
- Trên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Nước sắc của Sả có tác dụng hạ huyết áp phụ thuộc vào liều theo đường tiêm tĩnh mạch; theo đường uống thì tác dụng lợi tiểu và chống viêm yếu; không gây độc với động vật thí nghiệm thời mang thai và dùng kéo dài.
11. Công Thức Pha Chế Gợi ý
Chống nôn rất tốt, đặc biệt khi pha với bạc hà
Đốt và xông: trị cảm lạnh, cảm cúm, chữa trầm cảm, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích trí não hoạt động tốt hơn
Massage và tắm: chữa các vấn đề về tiêu hóa, mệt mỏi, chống nhiễm trùng, trị cảm cúm, thấp khớp, trầm cảm, béo phì,
Dưỡng da: dùng cho da dầu, da mụn bằng cách pha với dầu nền để massage
Súc miệng: dùng với nồng độ thấp trong nước ấm như một nước súc miệng trị các chứng nhiệt, loét miệng
Chữa chứng dãn tĩnh mạch: 3 giọt tinh dầu chanh + 10 giọt tinh dầu cây bách + 30g dầu dẫn hay kem dưỡng và bôi vào những chỗ phồng đau của tĩnh mạch
Để loại trừ mụn cóc, hàng ngày hãy nhỏ 1 giọt tinh dầu Chanh trực tiếp lên, áp dụng cho đến khi mụn cóc rớt ra.Để làm sạch, thơm tho cho đôi giày của bạn, hãy đặt 1 miếng cotton có thấm 1 vài giọt tinh dầu Chanh (Đối với người bị bệnh nấm chân thì Trà tràm là tốt nhất).
Dùng tinh dầu Chanh để đánh bóng đồ đồng.
Khử mùi đồ dùng: cho tinh dầu Chanh, Bưởi vào nước cuối cùng khi lau tủ lạnh, tủ đông, lò viba.
12. Tính Năng Khác
Kết hợp tốt với: tinh dầu oải hương, đàn hương, khuynh diệp, bách, hoa hồng, phong lữ, hoa cam
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Tài liệu tham khảo
- Ứng Dụng & Cách Dùng Đúng Về Tinh Dầu Quỳnh Liên/ NXB Hồng Đức/Năm 2013
- Website Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh
- Những Cây Thuốc & Vị Thuốc Việt Nam GS.TS Đỗ Tất Lợi/NXB Y Học/ NXB Thời Đại
- Dược Điển Việt Nam III/IV
- Dược Thảo Toàn Thư/Andrew Chevallier Fnimh
- Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam/Võ Văn Chi/ NXB Y Học/1997
Bản Quyền: Bài tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam, mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Dalosa Vietnam.
Dalosa Vietnam nhập khẩu và phân phối Tinh Dầu Thiên Nhiên tại thị trường Việt Nam
Công ty cung cấp tinh dầu thiên nhiên giá sỉ, bán buôn với nhiều chính sách ưu đãi khác cho Đại lý.
Vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam
Văn Phòng Giao Dịch: 234/1 Vườn Lài, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0313944542
Tư vấn: 0902 82 2729
Đặt Hàng: 01694 940 104
Hệ Thống Website Dalosa Vietnam
www.tinhdauthaoduoc.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét