1. Tên Tinh Dầu: Tinh Dầu Oải Hương
Tên Tiếng Anh: Lavender Essential Oil
Tên Khoa Học: Lavandula angustifolia
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Hoa
3. Phương Pháp Chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
4. Xuất Xứ: Ấn Độ
5. Quy Cách Đóng Gói
Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi hương: Mùi thơm hoa Oải Hương tự nhiên
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.890-0.950
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.425 – 1.470
Góc quay cực ở 25 độ C: -50 đến +50
Các thành phần chính của dầu hoa oải hương là linalool (45%) và acetate linalyl (35%). Các thành phần khác bao gồm α-pinen , limonene , 1,8 - cineole , cis-và trans-ocimene , 3 - octanone , long não , caryophyllene , terpinen-4-ol và acetate lavendulyl
Độ hòa tan: 1 ml tan trong 70% Alcohol
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 500 lít/tháng
9. Thông Tin Chung
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè, và nó còn tượng trưng cho điều may mắn. Và nếu rắc tung những bông oải hương khô trong nhà, chúng sẽ mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Hoa oải hương – Lavender vốn nổi tiếng ở miền nam nước Pháp như Provence, Avignon. Thực ra oải hương vốn có nguồn gốc từ miền Địa Trung Hải và được biết đến cách đây hàng nghìn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã gieo trồng nó ở khắp các nước châu Âu, trong đó miền Nam nước Pháp là một trong những nơi có nhiều oải hương nhất.
uốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thảo dược của tình yêu (herb of love). Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương.
Cây oải hương - Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (to wash). Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa
Do hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Hoa oải hương thơm nức còn được dùng để chiết xuất tinh dầu làm nước hoa, pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương… tinh dầu oải hương chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Ngoài ra tinh dầu của hoa lavender có tính sát trùng và chống viêm, oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng.
Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô. Cách đơn giản nhất để lưu giữ hương thơm oải hương quanh năm là bó hoa thành những bó nhỏ hoặc bỏ trong túi vải để trong phòng. Ở những nơi có khí hậu khô, hoa lavender khô có thể thơm suốt 5 năm và còn có thể lâu hơn nữa.
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè, và nó còn tượng trưng cho điều may mắn. Và nếu rắc tung những bông oải hương khô trong nhà, chúng sẽ mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn.
Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Hoa lavender mang ý nghĩa của sự thủy chung !Và còn có người cho rằng hoa oải hương mang hàm ý là sự nghi ngờ, nhưng người Trung Quốc lại nói hoa oải hương hàm chứa ý nghĩa “chờ đợi tình yêu”.
Cây oải hương - Lavender là loại cây thảo mộc đặc trưng của mùa hè phổ biến nhất trên thế giới có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã đem Oải Hương phổ biến ra khắp châu Âu - tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm cung cấp dầu oải hương cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Oải hương ngoài vẻ đẹp lãng mạn còn có nhiều tác dụng khác như làm trà để uống, chữa đau đầu, tinh dầu oải hương giúp vết thương mau lành, nước hoa mang hương thơm oải hương không chỉ trở thành nước hoa được nhiều người yêu thích mà còn có công dụng xua đuổi côn trùng. Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herb of love). Hoa oải hương có thể được chế tạo thành rất nhiều các sản phẩm hữu ích. Cũng chính vì những có lợi ích kinh tế như thế mà oải hương đã được đem trồng để kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới.
10. Tính Năng (Công Dụng)
- Trị mụn trứng cá
- Cân bằng da hỗn hợp
- Giúp ngủ ngon, chống đau đầu
- Giúp giảm huyết áp
- Giảm đau
- Làm dịu vết thương do côn trùng cắn
- Chống viêm và cảm lạnh
- Chống bệnh thấp khớp
- Chống nhiễm khuẩn
- Chống co thắt của cơn ho hay bệnh ruột rút
- Trấn tĩnh, cân bằng, thư thái đầu óc
- Làm khỏe cơ thể và phấn chấn tinh thần
- Giảm sự sợ hãi
Tinh dầu oải hương được biết đến như một loại tinh dầu thần kỳ, bởi nhiều công dụng trong trị liệu và làm đẹp. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa thượng hạng. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.
Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn.
Tinh dầu oải hương có tác dụng giảm stress, mệt mỏi, căng thẳng, trị đau đầu và đau nửa đầu rất tốt. Bên cạnh đó, do có tính sát khuẩn nên oải hương được dùng để thoa lên vùng mụn trứng cá, vết côn trùng cắn, hay thoa cơ, xương khớp để giảm đau hay sưng tấy.
11. Công Thức Pha Chế (Gợi ý)
- Chống lão hóa da: bạn nên kết hợp 60ml dầu Jojoba + 15 giọt tinh dầu hoa Oải Hương + 10 giọt tinh dầu Vỏ Bười. Trộn đều cho vào chai, sử dụng lượng vừa đủ sau khi tắm.
-Đề có làn da tươi sáng, mịn màng và khỏe mạnh: bạn nên kết hợp 2 muỗng sữa chua nguyên chất, 2 giọt tinh dầu Oải Hương, 1 giọt tinh dầu Phong Lữ.Trộn các loại tinh dầu, rửa mặt sạch và đắp hỗn hợp từ 10 - 15 phút
-Sữa chua rửa mặt: 1 quả dâu tây tươi + 1 thìa sữa chua trắng + 1-2 giọt tinh dầu Oải hương. Ép dâu tây lấy nước, trộn với sữa chua, thêm tinh dầu Oải hương và trộn đều. Làm ướt mặt bằng nước ấm và massage hỗn hợp sữa chua lên da trong vòng một phút. Rửa sạch lại bằng nước ấm.
-Sữa dưỡng ẩm đơn giản: cho 10 giọt tinh dầu Oải hương vào 30ml dầu Jojoba, để trong 1 lọ thuốc có ống nhỏ giọt sau đó lắc đều. Sau khi rửa mặt và dùng nước làm mềm da, dùng vài giọt dầu mát xa lên da mặt.
-Mặt nạ đắp từ hoa Oải hương và cây lô hội: Nước ép từ cây lô hội và tinh dầu Oải hương, Hương trầm có thành phần làm trẻ hóa tế bào và tạo thành một loại mặt nạ đắp mặt mùi hương tuyệt vời: 1 muỗng nhỏ dầu Jojoba + 10 giọt tinh dầu Oải Hương + 10 giọt dầu tinh dầu Hương Trầm + 250 ml nước ép từ cây lô hội. Trộn lẫn dầu jojoba và các loại dầu trong một lọ dạng xịt. Lắc mạnh, cho thêm nước ép từ cây lô hội và lắc lại. Đắp mặt nạ trên da khi nào bạn muốn.
Nước xịt mềm da: 60 ml nước cất + 20 giọt Oải Hương + 10 giọt Sả Hồng + 5 giọt Đàn Hương + 10 giọt Hoa Hồng. Cho hỗn hợp vào bình xịt, sử dụng khi da bị khô.
Bột khử mùi chân: 60 ml bột hoàng tinh/bột dong + 60 ml bột bắp + 10 giọt Oải hương + 5 giọt Trầm Hương + 5 giọt Lá Xô
12. Tính Năng Khác
-Nước xịt phòng: 120ml nước cho vào bình xịt + 20 giọt tinh dầu Oải Hương + 20 giọt tinh dầu Phong Lữ + 20 giọt Lá Xô
-Mặt nạ mát da và giúp các tế bào da khỏe mạnh bằng mật ong: Trộn hỗn hợp 2 muỗng mật ong + 2 muỗng nhỏ gel lô hội + 2 giọt tinh dầu Oải Hương.
Trộn đều các thành phần, làm ẩm mặt bằng nước, đắp mặt nạ lên da và để nguyên 20 phút, Sau đó rửa sạch lại bằng nước
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Tài liệu tham khảo
- Ứng Dụng & Cách Dùng Đúng Về Tinh Dầu Quỳnh Liên/ NXB Hồng Đức/Năm 2013
- Website Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh
- Những Cây Thuốc & Vị Thuốc Việt Nam GS.TS Đỗ Tất Lợi/NXB Y Học/ NXB Thời Đại
- Dược Điển Việt Nam III/IV
- Dược Thảo Toàn Thư/Andrew Chevallier Fnimh
- Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam/Võ Văn Chi/ NXB Y Học/1997
Bản Quyền: Bài tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam, mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Dalosa Vietnam.
Dalosa Vietnam nhập khẩu và phân phối Tinh Dầu Thiên Nhiên tại thị trường Việt Nam
Công ty cung cấp tinh dầu thiên nhiên giá sỉ, bán buôn với nhiều chính sách ưu đãi khác cho Đại lý.
Vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam
Văn Phòng Giao Dịch: 234/1 Vườn Lài, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0313944542
Tư vấn: 0902 82 2729
Đặt Hàng: 01694 940 104
Hệ Thống Website Dalosa Vietnam
www.tinhdauthaoduoc.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét