1. Tên Tiếng Việt: Dầu Mù U
Tên Tiếng Anh: Tamanu Oil
Tên Khoa Học: Calophyllum inophyllum
Mù u, Cồng hay Hồ đồng - Calophyllum inophyllum L., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.
2. Bộ Phận Chiết Xuất Hạt Mù U
3. Phương Pháp Chiết xuất Ép lạnh
4 . Xuất Xứ: Miền Tây-Việt Nam
5. Quy Cách Đóng Gói
- Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
- Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng
Thành phần hóa học: Nhân hạt chứa 50,2-73% dầu; vỏ hạt chứa (-+) leucocyanidin, vỏ cây chứa 11,9% tanin, acid hữu cơ, saponin triterpen, phytosterol, tinh dầu, coumarin. Mủ của quả có một phần không tan trong cồn gồm các glycerid, và phần tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức hợp (dẫn xuất coumarin): calophyllolid, mophyllolid, acid calophyllic. Chất calophyllolid có tính chất chống đông máu như các coumarin khác. Lá chứa saponin và acid hydrocyanic.
Tính chất: Chất lỏng, sánh, màu vàng, có mùi đặc trưng
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0,900 - 0,980
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.470 – 1.490
Chỉ số axit: Không quá 3,0
Thành phần chính: Trong dầu Mù U bao gồm các thành phần chính như sau:
A xít Palmitic (C16): 14.16%
A xít Stearic (C18): 14.55%
A xít Oleic : 42.36%
A xít Linoleic: 28.08%
A xít Linolenic (C18): 0.85%
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 2000 lít/tháng
9. Thông Tin Chung Mô tả:
Cây to cao tới 20-25m, đường kính trung bình 30-35cm. Cành non nhẵn, tròn. Lá lớn, mọc đối, thon dài, mỏng; gân phụ nhiều, nhỏ, song song và gần như thẳng góc với gân chính, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá dày và bẹt. Cụm hoa chùm ở nách lá hay ở ngọn cành gồm 5-16 hoa, thường là 9. Hoa màu trắng hay vàng cam, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị xếp thành 4-6 bó, bầu một lá noãn với một noãn đính gốc, 1 vòi nhuỵ. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín màu vàng nhạt, chứa một hạt có vỏ dày và một lá mầm lớn dầy dần.
Cây ra hoa tháng 2-6, có quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng: Hạt, dầu hạt, nhựa cây, rễ, lá - Semen, Oleum, Resina, Radix et Folium Calophylli Inophylli.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Malaixia, châu Ðại dương, cũng mọc hoang ở nước ta, thường được trồng làm cây bóng mát. Thu hái quả tốt nhất vào lúc cây có 7-10 năm tuổi; quả chín rụng rồi khô vỏ sẽ cho nhiều dầu nhất. Nên thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hạt dùng tươi hay ép lấy dầu. Nhựa thu quanh năm, phơi khô, tán bột. Rễ, lá thu hái quanh năm, phơi khô.
Dầu mù u chứa 3 nhóm lipid căn bản: lipid trung tính, glycolipid và phospholipid; Một acid béo gọi là calophyllic acid; Một chất kháng sinh mang vòng lactone và một chất kháng viêm không steroid gọi là calophyllolide. Ngoài ra còn có chất kháng viêm coumarine đã tạo nên những hoạt tính bảo vệ sức khỏe. Vì thế dầu mù u có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Đặïc tính làm liền sẹo và giảm đau chưa được giải thích trong y văn dù đã được công nhận
Dầu mù u có tác động mạnh làm giảm đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh, đau khớp xương và đau thần kinh do bệnh phong. Năm 1918, các nhà khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chỗ đối với da của dầu Mù U và ghi nhận đặc tính làm liền da của nó. Dầu Mù U cũng đã được sử dụng thành công để làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang.
Từ thập niên 20 của thế kỷ trước, dầu mù u đã được dùng tại Fiji để làm giảm sự đau nhức thần kinh trong bệnh phong. Dầu mù u cũng được dùng trong các bệnh lý da và mỹ phẩm nhờ tính thẩm thấu qua da tốt, có mùi thơm, làm sáng da. Nó thường được đưa vào các thành phẩm dạng nước (lotion), kem, pommad và các mỹ phẩm khác.
Trong tương lai, dầu mù u có thể được kết hợp với vitamin E, aloes vera (cây lô hội, tức nha đam) để tạo nên các sản phẩm săn sóc da cực kỳ hiệu quả. Hiện nay đã có nhiều công ty sản xuất dầu mù u đóng chai như Active Botanicals, Port Villa, Pure World Botanicals...
10. Tính Năng (Công Dụng)
Dầu Tính vị, tác dụng: Nhựa Mù u có vị mặn, tính rất lạnh; có tác dụng gây nôn, giải các loại ngộ độc, bụng trướng đầy. Dầu Mù u có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, sát trùng, cầm máu. Vỏ se, làm săn da. Lá độc đối với cá.
Công dụng: Nhựa Mù u dùng bôi làm tan các chỗ sưng tấy, chữa họng sưng không nuốt được, cam răng tẩu mã thối loét và các mụn tràng nhạc không tiêu, các mụn nhọt, vết loét nhiễm trùng, tai có mủ. Dầu Mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc và các bệnh về da nói chung, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, các vết thương. Cũng dùng bôi trị thấp khớp.
Mủ dùng ngoài để làm lành sẹo, nhất là để trị bỏng. Vỏ cây dùng trị bệnh đau dạ dày và xuất huyết bên trong. Gỗ cây dùng thay nhựa. Rễ dùng chữa viêm chân răng.
Cách dùng: Dầu thường dùng bôi. Nhựa và vỏ cây dùng dưới dạng bột. Người ta đã chế các sản phẩm của Mù u thành dạng xà phòng, thuốc mỡ, cao dầu, thuốc viên.mù u được dùng để trị ghẻ lở, bỏng, các bệnh ngoài da, Chống hoại tử da. Dầu mù u giúp dưỡng da, chống nắng, giữ ẩm chống khô và nứt da được các hãng mỹ phẩm dùng trong các chế phẩm chăm sóc da và tóc: dầu, kem mat-xa...
Phụ nữ vùng haiti thuờng thoa dầu ùm u lên cơ thể và mặt để dưỡng da và chống nắng
Cách sử dụng: Dùng riêng hoặc pha với các loại dầu khác để dưỡng da và tóc
11. Công Thức Pha Chế (Gợi ý)
-Trị nấm da, mẩn ngứa, ezama: Dầu Mù U cũng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về da như nấm, ngứa, viêm da. Hãy bôi trực tiếp lên những vùng da bị nấm, ngứa. Không thoa lên vết thương hở. Sử dụng mỗi ngày đến khi khỏi hẳn.
-Dùng trị bỏng: Dầu Mù U có tác dụng trị bỏng đặc biệt tốt, làm mát vết thương do đó giúp giảm đáng kể đau rát do bỏng, giúp nhanh liền vết thương và liền sẹo. Khi bị bỏng làm mát ngay vết bỏng dưới vòi nước cho tới khi dịu hẳn cơn đau cấp, sau đó sử dụng dầu Mù U nguyên chất thoa lên vết bỏng. Ngày dùng từ 3 – 5 lần. Dùng mỗi ngày cho tới khi vết bỏng lành hẳn.
- Kem chống nắng: Thoa một lớp mỏng dầu Mù U lên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tạo thành một lớp màng bảo vệ chống lại các tia cực tím có hại cho da.
- Pha chế dầu massage chăm sóc da: Có thể kết hợp dầu Mù U với một số tinh dầu như tinh dầu Oải Hương, tinh dầu Tràm Trà, tinh dầu Phong Lữ…theo tỷ lệ 1/40 (1ml tinh dầu + 40ml dầu Mù U oil) để tạo thành một hỗn hợp dầu massage giúp kháng khuẩn, làm sạch da và ngăn ngừa mụn.
- Pha chế dầu dưỡng tóc: Dùng một lượng vừa đủ dầu Mù U thoa đều từ chân tóc tới ngọn tóc, dùng khăn ủ tóc trong thời gian 15 – 20 phút, sau đó gội sạch đầu cùng với dầu gội.
Có thể kết hợp dầu Mù U với tinh dầu Vỏ Bưởi, tinh dầu Hương Nhu, tinh dầu Tràm Trà hay tinh dầu Bạc Hà…để chăm sóc tóc, chống gãy rụng, chẻ ngọn, chống nắng cho tóc, làm sạch gàu và da đầu, kích thích mọc tóc cho mái tóc khỏe và óng mượt. Sử dụng mỗi tuần 2 - 3 lần
12. Tính Năng Khác
Theo y học cổ truyền, dầu mù u có tác động mạnh làm giảm đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh, đau khớp xương và đau thần kinh do bệnh phong. Năm 1918, các nhà khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chỗ đối với da của dầu mù u và ghi nhận đặc tính làm liền da của nó. Y văn của Pháp đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng thành công dầu mù u trong điều trị các bệnh lý về da. Điển hình là một phụ nữ vào bệnh viện St. Louis tại Paris với tình trạng loét hoại thư ở chân dai dẳng không lành và việc cắt bỏ chân là điều khó tránh khỏi. Trong thời gian chờ đợi cắt bỏ chân, hàng ngày bệnh nhân được cho đắp dầu mù u. Kết quả vết thương lành dần và khỏi hoàn toàn, chỉ để lại một vết sẹo phẳng, nhỏ. Trong những trường hợp khác, dầu mù u đã sử dụng thành công để làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang.
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu Mù U ở những vét thương hở trên diện rộng.
- Tránh dùng dầu mù u ở những vết thương do nguyên nhân nội thương/.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Tài liệu tham khảo
- Ứng Dụng & Cách Dùng Đúng Về Tinh Dầu Quỳnh Liên/ NXB Hồng Đức/Năm 2013
- Website Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh
- Những Cây Thuốc & Vị Thuốc Việt Nam GS.TS Đỗ Tất Lợi/NXB Y Học/ NXB Thời Đại
- Dược Điển Việt Nam III/IV
- Dược Thảo Toàn Thư/Andrew Chevallier Fnimh
- Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam/Võ Văn Chi/ NXB Y Học/1997
Bản Quyền: Bài tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam, mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Dalosa Vietnam.
Dalosa Vietnam nhập khẩu và phân phối Tinh Dầu Thiên Nhiên tại thị trường Việt Nam
Công ty cung cấp tinh dầu thiên nhiên giá sỉ, bán buôn với nhiều chính sách ưu đãi khác cho Đại lý.
Ghi chú: Tất cả các thông tin trên mang tính tham khảo. Mọi thông tin về giá, chương trình khuyến mãi mới nhất Qúy Khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam
VP Giao Dịch: 234/1 Vườn Lài, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Tư vấn: 0902 82 2729
Đặt Hàng: 01694 940 104
Hệ Thống Website Dalosa Vietnam
www.tinhdauthaoduoc.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét