1. Tên Tiếng Việt: Dầu Hạt Nho
Tên Tiếng Anh: Grapeseed Oil
Tên Khoa Học: Vitis vinifera
Nho - Vitis vinifera L., thuộc họ Nho - Vitaceae.
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Hạt Nho
3. Phương Pháp Chiết xuất: Ép lạnh
4. Xuất Xứ: Tây Ban Nha/Ấn Độ/Việt Nam
5. Quy Cách Đóng Gói
- Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
- Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng TCCS
Trong nhân hạt nho chứa 6-20% dầu béo, trong đó acid linoleic chiếm tới 55%, là một acid béo có tác dụng làm tăng HDL (cholesterol tốt, có tỷ trọng cao) làm giảm LDL (cholesterol xấu, có tỷ trọng thấp).
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 500 lít/tháng
9. Thông Tin Chung mô tả:
Dây leo bằng cành có tua cuốn. Vỏ lúc đầu màu lục, rồi màu tro khi hoá bầu bong ra thành dải mỏng. Lá mọc so le thành hai dãy có hai lá kèm sớm rụng; phiến lá chia 5-7 thuỳ, khía răng không đều ở mép; cuống lá dài. Tua cuốn đối diện với lá, rẽ đôi một hai lần, ở chỗ rẽ có một lá giảm. Hoa mọc thành chùm xim hai ngả; hoa đầu, tạp tính khác gốc, màu xanh xanh. Quả mọng hình trứng lúc tươi, vàng vàng đỏ hay đen, chứa 4 hạt hình quả lê, có vỏ rắn như xương.Quả nho mọc thành chùm từ 6 đến 300 quả, chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho. Trong tiếng Trung, nho được gọi là bồ đào và khi người ta nói đến rượu bồ đào tức là rượu được sản xuất từ quả nho.. Chúng có màu đen, lam, vàng, lục, đỏ-tía hay trắng. Khi chín, quả Nho có thể ăn tươi hoặc được sấy khô để làm nho khô, cũng như được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại rượu vang, thạch nho, nước quả, dầu hạt nho.
Nơi sống và thu hái: Cây nhập nội, được trồng chủ yếu làm cảnh, làm giàn lấy bóng mát. Ở các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh), ta nhập trồng nhiều giống của Pháp, Hoa Kỳ, Úc, để lấy quả ngọt làm rượu chát. Trồng bằng hom, lấy ở cành già một năm tuổi, làm đất sâu, bón phân đủ và giữ đất ẩm. Cắt tỉa cành và chăm bón để nuôi quả.
10. Tính Năng (Công Dụng)
Dầu hạt Nho được chiết xuất từ hạt Nho, được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm và mỹ phẩm… Dưới đâylà những lợi ích tuyệt vời của dầu hạt nho.
Dầu hạt nho có hàm lượng omega-6 và vitamin E cao, thấm hút nhanh qua da nên giúp nuôi dưỡng da tốt hơn hẳn.
6 công dụng làm đẹp tóc của sữa chua / 5 công dụng chăm sóc cơ thể của muối epsom
1. Có nhiều chất chống oxy hóa hơn vitamin C và E
Dầu hạt nho được đánh giá là một chất tự nhiên có khả năng chống ôxy hóa cực mạnh. Chất proanthocyanidins oligomeric tốt cho da trong loại dầu này nhiều gấp 50 lần vitamin E và gấp 20 lần vitamin C. Vì thế, dầu hạt nho được xem là một vũ khí đầy tiềm năng giúp cơ thể chống lại tác động của các gốc tự do có trong chất độc từ môi trường, tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nho
2. Giảm thiểu tối đa sự lão hóa da
Không chỉ hóa giải những tia cực tím hướng đến da, dầu hạt nho còn giúp tăng cường độ đàn hồi của da nhờ giữ săn chắc các sợi collagen và elastin, đẩy lùi tiến trình nhăn và rạn da. Không những thế, nó còn rất giàu các acid béo giúp cho làn da căng bóng mịn màng. Đối với làn da có vết thương, dầu hạt nho kích thích cơ thể đẩy nhanh tiến trình tái tạo và làm đầy. Bôi dầu hạt nho lên vết thương sẽ giúp da lành nhanh.
3. Liệu pháp trị mụn tự nhiên:
Acid linoleic, một thành phần tăng cường độ bền vững của màng tế bào có trong dầu hạt nho, sẽ gián tiếp giúp làn da khỏe mạnh hơn. Vì thế, đây được đánh giá là một biện pháp phòng ngừa và kháng viêm tận gốc, thích hợp cho da mụn, chàm thể tạng hay chàm dị ứng.
4. Chất lỏng không gây nhờn: Các loại dầu có đặc tính tốt hiện nay như dầu olive, dầu dừa, dầu hạnh nhân, bơ hạt mỡ... có nhược điểm là độ nhờn cao, vì vậy nó không bít lỗ chân lông nhưng dễ gây rít da, tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng. Dầu hạt nho khắc phục được nhược điểm đó. Nó khá lỏng do các tiểu phân nhỏ và rời rạc nhau hơn, vì thế nên có độ thấm hút cao và khi thoa xong không cần rửa lại với nước. Với hàm lượng omega-6 và vitamin E cao, việc thấm hút nhanh qua da sẽ giúp làn da được nuôi dưỡng tốt hơn hẳn.
5. Làm se lỗ chân lông dịu nhẹ:
Khả năng làm se lỗ chân lông dịu nhẹ và không gây nhờn biến dầu hạt nho trở thành một chất tẩy trang tự nhiên cao cấp. Nó làm sạch và se khít các nang lông, giúp làn da mịn màng hơn. Đây được coi là người bạn tốt của da dầu.
6. Không gây dị ứng da: Hầu hết các tinh dầu được chiết xuất từ hoa cần phải được kiểm tra dị ứng với cơ thể. Trong khi đó, dầu hạt nho cùng các loại thuộc nhóm tinh dầu ngũ cốc, trái cây thường ít có tác dụng phụ hơn. Điều này càng khiến dầu hạt nho trở thành một nguyên liệu phổ biến trong công nghệ làm đẹp tương lai gần
11.Công Thức Pha Chế (Gợi ý)
- Dưỡng da mặt:
+ Thay thế kem dưỡng: buổi tối sau khi đánh răng, rửa mặt xong, lấy khăn chấm nhẹ cho khô da mặt (không dùng khăn lau mạnh để tránh tình trạng chảy xệ cơ da mặt). Lấy 3 - 5 giọt dầu hạt nho cho vào lòng bàn tay, xoa nhẹ 2 bàn tay và áp lên 2 má, trán, cằm, mắt, dùng 2 ngón tay (giữa + áp út) massage nhẹ theo chiều da. Để qua đêm đi ngủ để da được cung cấp độ ẩm và hấp thu các dưỡng chất.
+ Tẩy trang: lấy một lượng dầu hạt nho hơi nhiều vào lòng bàn tay, xoa nhẹ 2 bàn tay và áp lên mặt (vì lượng dầu nhiều nên da bạn sẽ rất bóng và nhờn), dùng 2 ngón tay (giữa + áp út) massage nhẹ theo chiều da, sau đó dùng khăn giấy khô lau sạch dầu trên da theo chiều từ dưới cắm lên trên, từ trong ra ngoài. Làm 2 lần, sau đó rửa mặt lại bình thường bằng sữa rửa mặt.
Dưỡng tóc:
+ Thoa dầu lên toàn bộ mái tóc: thoa lượng dầu cần dùng lên cả mái tóc, rồi dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm hoặc một miếng giấy nhôm phủ lên đầu. Tốt nhất nên để nguyên đầu như vậy đi ngủ, rồi gội đầu bằng dầu gội thường vào sáng hôm sau. Nếu bạn không muốn chờ đợi quá lâu, có thể thoa một trong những loại dầu trên, massage đầu và để trong vòng 30 phút rồi gội đầu bằng dầu gội nhẹ. Nên làm 1 lần/tuần.
+ Thoa dầu lên đuôi tóc: Nếu chỉ có những đuôi tóc bị khô, dễ gãy rụng, bạn hãy thoa dầu hạt nho lên đuôi tóc và massage kỹ đuôi tóc. Để trong khoảng 20 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội nhẹ. Nên làm nhiều lần trong tuần sẽ giúp tăng hiệu quả chăm sóc tóc.
- Chống oxi hóa: thoa dầu hạt nho lên vùng da cần phục hồi và rửa sạch bằng nước ấm sau 20 phút hoặc đắp mặt nạ.
- Massage body:
+ Trộn dầu hạt nho với sữa tắm theo tỉ lệ 1:1,5 (ước chừng 1 muỗng canh dầu hạt nho + 1,5 muỗng canh sữa tắm), trộn đều vào cho vào bông tắm, làm ướt người và tắm bình thường.
+ Kết hợp dầu hạt nho với Yến Mạch, Sữa chua, Mật ong, v.v... làm thành hỗn hợp tắm dưỡng 3 lần/tuần.
12. Tính Năng Khác .
Làm đẹp tóc:
- Dưỡng tóc: Bạn thoa lượng dầu cần dùng lên cả mái tóc, rồi dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm hoặc một miếng giấy nhôm phủ lên đầu. Tốt nhất nên để nguyên đầu như vậy đi ngủ, rồi gội đầu bằng dầu gội thường vào sáng hôm sau. Nên làm 1 lần/tuần. (Nếu bạn không muốn chờ đợi quá lâu, có thể thoa và massage đầu, để nguyên trong vòng 30 phút, sau đó gội đầu lại bằng dầu gội nhẹ, tránh dùng các loại dầu gội trị gàu vì có hoạt chất có thể làm tóc bạn bị khô).
- Trị đuôi tóc khô, chẻ ngọn: Nếu bạn có đuôi tóc bị khô, dễ chẻ ngọn, hãy thoa dầu lên phần đuôi tóc và massage kỹ. Để trong khoảng 20 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội nhẹ. Nên làm nhiều lần trong tuần sẽ giúp tăng hiệu quả chăm sóc tóc.
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Tài liệu tham khảo
- Ứng Dụng & Cách Dùng Đúng Về Tinh Dầu Quỳnh Liên/ NXB Hồng Đức/Năm 2013
- Website Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh
- Những Cây Thuốc & Vị Thuốc Việt Nam GS.TS Đỗ Tất Lợi/NXB Y Học/ NXB Thời Đại
- Dược Điển Việt Nam III/IV
- Dược Thảo Toàn Thư/Andrew Chevallier Fnimh
- Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam/Võ Văn Chi/ NXB Y Học/1997
Bản Quyền: Bài tổng hợp này thuộc bản quyền của Dalosa Việt Nam, mọi sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Dalosa Vietnam.
Dalosa Vietnam nhập khẩu và phân phối Tinh Dầu Thiên Nhiên tại thị trường Việt Nam
Công ty cung cấp tinh dầu thiên nhiên giá sỉ, bán buôn với nhiều chính sách ưu đãi khác cho Đại lý.
Ghi chú: Tất cả các thông tin trên mang tính tham khảo. Mọi thông tin về giá, chương trình khuyến mãi mới nhất Qúy Khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam
VP Giao Dịch: 234/1 Vườn Lài, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Tư vấn: 0902 82 2729
Đặt Hàng: 01694 940 104
Hệ Thống Website Dalosa Vietnam
www.tinhdauthaoduoc.org